Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

KICH THICH HUNG THU CUA HOC SINH

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
KÍCH THÍCH THÁI ĐỘ HỌC TẬP TÍCH CỰC CHO HOC SINH
QUANG THANH NGHIA
Trường THCS VINH TUY

Thời đại hiện nay là thời đại siêu công nghiệp với đặc điểm chung là cách mạng khoa học, kỹ thuật và cách mạng xã hội phát triển cực kỳ nhanh. Nếu như những năm thập kỷ 70 của thế kỷ XX, tri thức nhân loại tăng gấp đôi theo chu kỳ 8 năm, thì đến nay chu kỳ đó chỉ còn 4 năm. Sự phát triển như vũ bão của xã hội, nhất là của cách mạng khoa học, kỹ thuật-công nghệ hiện nay khiến nội dung học vấn nghề nghiệp trong giáo dục-đào tạo đại học không ngừng được đổi mới, được hiện đại hóa. Từ thực tế đó nảy sinh mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức và thực hành nghề nghiệp trong nội dung học vấn mà sinh viên (SV) cần nắm vững càng ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn trong khi đó thời lượng học tập của SV trong quá trình dạy học không thể tăng. Hướng giải quyết tích cực mâu thuẫn này đã và đang được thực hiện trong giáo dục-đào tạo đại học hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của SV, kích thích SV có thái độ học tập tích cực để đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện nghề nghiệp.
1.Thái độ học tập tích cực của SV
Thái độ học tập tích cực của SV là sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý (sự tập trung chú ý; nhu cầu, hứng thú học tập; các phẩm chất đạo đức; các phẩm chất trí tuệ; các phẩm chất thể chất...) để giúp cho việc học tập đạt hiệu quả. Thái độ học tập tích cực thể hiện đặc trưng ở sự tập trung chú ý và nhất là ở hứng thú của SV đối với đối tượng học và đối với việc học. Cho nên, kích thích SV tích cực học tập tức là kích thích sự tập trung chú ý của SV, làm cho họ có hứng thú trong học tập, ý thức được học nghề là nhu cầu, là niềm vui và cũng là trách nhiệm của người SV. Từ đó SV sẽ chủ động, tích cực, chuyên cần học tập, biết tìm cách khắc phục khó khăn để học tập tốt. Thái độ học tập tích cực của SV được coi là điều kiện, động lực thúc đẩy quá trình học nghề tiến bộ. Từ nghiên cứu cấu trúc của quá trình dạy học đại học, các nhà tâm lý, giáo dục học cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập tích cực của SV bao gồm: môi trường học tập; yêu cầu, nhiệm vụ học tập; nội dung học tập; giảng viên, đặc biệt là phương pháp dạy học của giảng viên và từ chính nhân cách được giáo dục, rèn luyện của SV.
Trên các giảng đường đại học, thái độ học tập của SV ra sao? Họ có tích cực học tập không?
Chúng tôi đã từng có những nghiên cứu nhỏ về vấn đề này. Một trong những phương pháp nghiên cứu là sử dụng phiếu quan sát giờ học để thu thập thông tin về thái độ học tập tích cực của SV. Chúng tôi đã sử dụng phiếu quan sát thái độ học tập của SV trong các lớp học tại trường Đại học Cần Thơ trước khi chương trình đào tạo được chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ (trong những lớp mà phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp thuyết trình và kết quả học tập được đánh giá chỉ qua một điểm số đó là điểm thi hết môn). Dựa vào những biểu hiện của thái độ học tập tích cực diễn ra trong các tiết lên lớp, phiếu quan sát giờ học được thiết kế như sau:
Phiếu quan sát giờ học
Trường: Lớp:
Môn:
Bài: Tiết:
T/gian
(phút) Chỉ số tính tích cực học tập của sinh viên trong tiết học Ghi chú
A B C D
0-5 12345678910 12345678910 12345678910 12345678910
5-10 12345678910 12345678910 12345678910 12345678910
10-15 12345678910 12345678910 12345678910 12345678910
15-20 12345678910 12345678910 12345678910 12345678910
20-25 12345678910 12345678910 12345678910 12345678910
25-30 12345678910 12345678910 12345678910 12345678910
30-35 12345678910 12345678910 12345678910 12345678910
35-40 12345678910 12345678910 12345678910 12345678910
40-45 12345678910 12345678910 12345678910 12345678910
Ghi chú:
- 5 phút đánh giá một lần bằng cách khoanh tròn một số lựa chọn (một trong các số từ số 1 đến số10).
- Các số từ 1 đến 10 chỉ số phần trăm các mức độ tích cực học tập của SV trong các tiết lên lớp.
- Các chỉ số ABCD lần lượt chỉ các mức độ:
+ A chỉ mức độ tập trung chú ý của SV trong giờ học, biểu hiện qua những hành vi cho thấy mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập và các yêu cầu của giáo viên trong học tập.
+ B chỉ mức độ cảm xúc của SV trong giờ học, biểu hiện qua hành vi bộc lộ sự thích thú, sôi nổi, hăng say trong học tập của họ.
+ C chỉ các hành vi biểu hiện mức độ tham gia của SV vào hoạt động học tập: trình bày, tranh luận, đề xuất vấn đề, thắc mắc, câu hỏi…
+ D chỉ các hành vi biểu hiện tâm thế (muốn học, thích học, ham học…) của SV trong học tập.
Ngày tháng năm
Người ghi
Xử lý thông tin thu được từ nghiên cứu này được kết quả thống kê thể hiện ở bảng Thái độ học tập của SV dưới đây:
Bảng. Thái độ học tập của SV
Thời gian
(phút) Chỉ số tính tích cực học tập trong tiết học
A B C D
0-5 4.5 4.0 3.5 3.5
5-10 6.0 5.0 5.0 5.0
10-15 6.5 5.5 5.5 5.5
15-20 6.5 5.5 5.0 5.5
20-25 5.5 5.0 4.5 5.0
25-30 5.0 4.5 4.5 4.5
30-35 4.5 4.0 4.0 4.0
35-40 4.0 3.5 3.5 4.0
40-45 3.0 3.0 3.0 3.5
X 5.0 4.4 4.2 4.5
Phân tích bảng trên cho thấy:
Trong các tiết học bằng phương pháp giảng dạy và đánh giá truyền thống, các chỉ số chỉ tính tích cực học tập của SV đều đạt ở mức trung bình và dưới trung bình. Trong các tiết học này, số SV có biểu hiện chú ý thực sự vào bài giảng của giảng viên và một số hoạt động hỗ trợ khác là 50%, 50% số SV còn lại có những biểu hiện chưa tập trung chú ý. Số SV có biểu hiện cảm xúc tích cực chiếm 44%, chịu tham gia thực sự vào quá trình học tập 42% và có vẻ hứng thú đối với việc học 45%.
Quan sát các tiết học trên lớp cho thấy bầu không khí tâm lý trong lớp nhìn chung là trầm hoặc ồn áo mất trật tự nhất là vào đầu hoặc cuối tiết học đặc biệt ở những lớp đông SV và SV thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Nhìn chung số SV thay nhau cúp tiết tương đối cao (trung bình khoảng 30%), có buổi lên đến 40-50% ở những lớp đông SV, SV nhiều chuyên ngành khác nhau cùng học môn học và học ở hội trường.
Tóm lại, cùng với các thông tin về thái độ của SV trong học tập thu được qua các phương pháp nghiên cứu khác, có thể khẳng định nhìn chung trong các tiết học truyền thống SV viên chưa tích cực học tập. Cho nên việc tìm kiếm cách thức kích thích thái độ học tập tích cực cho SV là một yêu cầu cấp bách trong giáo dục-đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học hiện nay.
2. Một số kinh nghiệm kích thích thái độ học tập tích cực cho SV
Làm sao để SV tích cực học tập môn học?
Nỗi trăn trở không chỉ của riêng giảng viên đứng lớp nào.
Là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục học-môn nghiệp vụ sư phạm, việc có những biện pháp kích thích thái độ học tập tích cực cho SV vô cùng quan trọng. Thứ nhất, kích thích thái độ học tập cho SV nhằm tạo động lực thúc đẩy SV học tập đạt hiệu quả. Thứ hai, kích thích thái độ học tập tích cực cho học sinh, một khâu trong logic của quá trình dạy học, là một trong các nội dung kiến thức nghiệp vụ sư phạm mà giáo sinh cần nắm vững.
Từ ý thức được tầm quan trong của việc kích thích thái độ học tập tích cực cho SV trong quá trình dạy học và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập tích cực của SV, trong giảng dạy môn học tôi thường nghiên cứu ứng dụng một cách phối hợp các biện pháp kích thích SV học tập tích cực. Dưới đây xin chia sẻ với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm cá nhân.
2.1. Biện pháp tác động lên thái độ học nghề một cách tích cực ngay từ tiết đầu tiên của môn học là cực kỳ quan trọng.
Tiết đầu tiên của môn học, các giảng viên thường dành ít phút để làm “thủ tục” giới thiệu bản thân và giới thiệu khái quát về môn học trước khi vào bài học đầu tiên. Tôi thường dành 2 tiết cho “thủ tục” này và bố trí thành bài mở đầu trong chương trình giảng dạy môn học. Cách thức điều khiển hai tiết học này được tôi tiến hành như sau:
Sau khi chào lớp và cho SV ngồi xuống tôi nhanh chóng làm quen với lớp học bằng những câu hỏi: Các em thuộc chuyên ngành nào? Bao nhiêu em thuộc chuyên ngành đó? Hãy tự giới thiệu bản thân (hoặc các bạn trong nhóm ngành của mình) với các bạn khác (hoặc nhóm ngành khác) trong lớp...Những câu trả lời sẽ cho tôi biết trong lớp mình giảng dạy bao gồm những SV thuộc chuyên ngành nào, bước đầu cho họ làm quen với nhau rồi từ đó nhanh chóng chuyển sang câu hỏi trọng tâm: Sau này khi trở thành giáo viên, trong tiết lên lớp đầu tiên của môn học, trước khi vào bài học đầu tiên người giáo viên nên làm gì? Với câu hỏi như vậy, câu trả lời của SV thường là: giáo viên giới thiệu bản thân, giới thiệu môn học. Số ít trả lời: làm quen với học sinh. Tôi chốt lại hai hoạt động “giới thiệu” và “làm quen” trên bảng và sử dụng hoạt động với động từ “làm quen” bằng những câu hỏi tiếp tục: -Vừa rồi ai làm quen với ai? Tôi hỏi. -Giáo viên làm quen với SV. SV đáp. Đúng giáo viên làm quen với SV. Tôi khẳng định (và tôi vạch một mũi tên xuất phát từ động từ làm quen đến cụm từ thứ nhất: “với nhau”). -Có nên cho học sinh làm quen với giáo viên không? Tôi hỏi tiếp. -Có. SV trả lời. -Các em muốn biết gì về cô? Có thể hỏi cô ba câu với câu dặn dò vui nhớ đừng để mất điều ước nào nhé (vì đã từng có trường hợp thay vì đặt câu hỏi làm quen với giáo viên, có SV đã đặt câu hỏi làm quen với môn học). Sau khi giới thiệu bản thân bằng cách trả lời ba câu hỏi của SV, tôi tiếp tục vẽ mũi tên đến cụm từ thứ hai: “với môn học”. Đối với hoạt động làm quen với môn học, tôi cho SV thảo luận nhóm (hai SV bàn trên quay xuống hai SV bàn dưới) với câu hỏi: Nếu cho học sinh hỏi về môn học và việc học môn học thì các em thường có những câu hỏi nào? (yêu cầu: ghi tên các thành viên trong nhóm và các câu hỏi lên giấy rời trong thời gian 5 phút). Phân tích, tổng hợp nhanh thông tin thu được từ sản phẩm hoạt động của các nhóm, tôi hoàn tất sơ đồ trên bảng về hoạt động làm quen như sau:

Sau đó tôi tiếp tục:
- Cùng SV trao đổi về 7 câu hỏi trên đối với môn Giáo dục học và việc học môn Giáo dục học.
- Chỉ cho SV thấy nếu dùng cách giới thiệu về môn học thì giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh nghe về môn học bằng cách trả lời lần lượt từ câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 7 trong sơ đồ trên.
- Và đặt thêm vấn đề: Vậy thì nên cho học sinh “làm quen” với môn học hay nên “giới thiệu” môn học? Vì sao?
Với cách làm như vậy, ngay từ tiết đầu tiên của môn học tôi muốn tạo bầu không khí tâm lý cởi mở, thân tình ban đầu giữa giảng viên-SV, giữa SV-SV; cùng SV thảo luận để ý thức được bức tranh tổng quan về môn học, về những đòi hỏi, những thỏa thuận giữa giảng viên và SV đối với việc học bằng một loạt các vấn đề: Giáo dục học là gì? Tại sao nên nghiên cứu Giáo dục học? Ai nên nghiên cứu Giáo dục học? Trong quá trình học tập môn Giáo dục học cần đạt được những mục tiêu/yêu cầu nào? Chương trình môn Giáo dục học bao gồm những nội dung nào và kế hoạch thực hiện ra sao? Nên học nghề qua học môn Giáo dục học như thế nào cho tốt? Nên học môn Giáo dục học từ những nguồn thông tin nào? Cách đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học ra sao? Ngoài ra SV sư phạm sẽ là người giáo viên trong tương lai, tôi muốn họ hãy đặt mình vào hai vị thế, vị thế là một SV (người học) và vị thế là một giáo viên (người dạy đi dự giờ) trong mỗi tiết lên lớp ở đại học (dù đó là tiết học môn nào).
Những biện pháp kích thích thái độ học tập tích cực cho họ sẽ là những minh họa, những bài học sư phạm sinh động để họ rút kinh nghiệm và vận dụng hòng đề ra những những biện pháp kích thích thái độ học tập tích cực cho học sinh của họ sau này.
2.2. Nghiên cứu ứng dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học trên lớp là một điều cực kỳ cần thiết.
Với xu thế hội nhập về giáo dục hiện nay, kinh nghiệm về dạy học tích cực có thể tìm kiếm được từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ở một số trường đại học có tiềm năng về hợp tác quốc tế (ví dụ đại học Cần Thơ), các giảng viên có nhiều cơ hội tiếp cận với các phương pháp dạy học tích cực từ những hội thảo của các dự án hợp tác quốc tế về phương pháp dạy học. Thậm chí tiếp cận nhiều lần với các chuyên gia của nhiều nước cùng một vấn đề dạy học tích cực. Được tham dự những hội thảo như vậy tôi coi đó là cơ hội và chỉ là một trong số những cơ hội (cũng giống như tìm kiếm được những trang sách, những trang web về vấn đề đó) để tiếp cận với phương pháp giảng dạy tích cực. Còn những kinh nghiệm đó có trở thành của mình hay không, trở thành của mình như thế nào thì lại phải trải qua quá trình nghiên cứu ứng dụng trong chính hoạt động giảng dạy của mình, ở trường mình, trên đất nước mình. Với quan điểm như vậy, quá trình giảng dạy môn học của tôi gắn liền với quá trình nghiên cứu ứng dụng những kinh nghiệm tiên tiến trong giảng dạy và biên soạn tài liệu phục vụ cho giảng dạy môn học theo hướng tích cực.
Trong giảng dạy tôi không coi phương pháp, phương tiện hay hình thức tổ chức dạy học nào là độc tôn, mỗi phương pháp, phương tiện hay hình thức tổ chức dạy học đều có những thế mạnh đồng thời cũng có những điểm yếu. Cho nên việc lựa chọn, sử dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học trên lớp được tôi coi là cực kỳ cần thiết. Các căn cứ để lựa chọn vận dụng phương pháp, phương tiện hay hình thức tổ chức dạy học môn học thường là: tác dụng của mỗi phương pháp, phương tiện hay hình thức tổ chức dạy học; mục tiêu môn học; nội dung/chương trình dạy học môn học; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho dạy học môn học; đặc điểm SV lớp học và khả năng sử dụng phương pháp, phương tiện hay hình thức tổ chức dạy học của bản thân.
Tôi nghĩ việc đánh giá kết quả học tập môn học như thế nào là yếu tố kích thích và điều chỉnh thái độ học tập tích cực cho SV. Cách thức đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học đã được thống nhất với SV như sau: 50% điểm số cho đánh giá thường xuyên trong đó 25% điểm số cho 1 bài kiểm tra, 25% điểm số cho những sản phẩm của những hoạt động cá nhân và nhóm diễn ra trên lớp. Còn 50% điểm số cho bài thi hết môn. Đối với 25% điểm số đánh giá qua sản phẩm, mỗi buổi học tôi sẽ thu và xử lý nhanh một sản phẩm (tờ giấy rời ghi tên các thành viên trong nhóm và ghi kết quả thảo luận của nhóm ở phần trên là một ví dụ). Cách làm này có hai tác dụng chính: một là phục vụ cho chính quá trình giảng dạy trên lớp (giúp tôi có thông tin phản hồi về kết quả học tập của SV để điều khiển kịp thời, phù hợp quá trình giảng dạy trên lớp. Hai là, từ tên của SV ghi trên sản phẩm, tôi có thể quản lý được sự đến lớp của SV mà không cần mất thời gian điểm danh trên lớp. Từ cách quản lý này tôi nắm khá tốt tình hình học tập của SV (dù lớp học có sĩ số khá đông). Đây cũng là cơ sở để tôi khuyến khích SV về thái độ học tập, dù chỉ là một kỹ thuật nhỏ như đọc tên tất cả các SV có đầy đủ những sản phẩm học tập (cũng tức là có mặt trên lớp đầy đủ) và nêu tên số SV hay nhóm SV có sản phẩm đạt kết quả tốt.
Trong thời gian qua, tôi tập trung nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực như dạy học tình huống, hướng dẫn SV tìm tòi, tra cứu thông tin, tổ chức thảo luận, làm việc nhóm…Ngoài sản phẩm học tập thu được từ những buổi làm việc trên lớp, tôi khuyến kích SV làm sản phẩm từ hoạt động tự học bằng tìm tòi, tra cứu thông tin. SV trong các lớp học môn Giáo dục học bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, để phát huy khả năng, nhất là khả năng chuyên môn của họ, tôi gợi ý để họ tự xác định chủ đề, vấn đề và dạng sản phẩm thể hiện, ví dụ như bài luận, bộ sưu tập, trang website…Để khuyến khích, điểm số của sản phẩm có thể sử dụng để thay thế cho điểm thi hết môn, hoặc điểm số của bài kiểm tra giữa kỳ nếu SV muốn.
Tìm kiếm cách thức kích thích thái độ học tích cực cho SV là một quá trình đồng hành với quá trình giảng dạy môn học. Đó cũng chính là biểu hiện của thái độ tích cực trong giảng dạy của giảng viên với mong muốn SV Việt Nam, nhất là SV sư phạm Việt Nam hãy tích cực học tập, học nghề sư phạm để trở thành người kỹ sư tâm hồn thành đạt trong tương lai.
Cần Thơ, tháng 07 năm 2009

sach giao khoa pho thong

Chương trình giáo dục phổ thông phản ánh trình độ dân trí, tiềm năng và chính sách phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Vì vậy ở tất cả các nước, chương trình giáo dục phổ thông đều do Nhà nước tổ chức và quản lýýý việc soạn thảo, thẩm định, ban hành và triển khai.
Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11 tháng 01 năm 1979 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IV), từ năm học 1981 - 1982, các trường phổ thông đã triển khai dạy và học về cơ bản theo chương trình và sách giáo khoa thống nhất từ lớp 1 đến lớp 12. Bộ chương trình và sách giáo khoa đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện có kết quả nhiệm vụ xây dựng một hệ thống giáo dục phổ thông thống nhất trong phạm vi cả nước; tạo điều kiện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở; ổn định, phát triển và nâng cao dần chất lượng giáo dục phổ thông trong 20 năm qua.
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, của khoa học - công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ những hạn chế và bất cập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một bước chủ động chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc hội đã có Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ việc "khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, phù hợp với yêu cầu phát triển mới''.
Ngày 11 tháng 06 năm 2001 Thủ Tướng Chính Phủ đã có chỉ thị số: 14/2001/CT-TTg Về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội
Việc thực hiện "chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông " Nhận định bước đầu cho rằng, chương trình mới của cấp tiểu học và THCS, THPT hợp lý về mặt nội dung khoa học và cũng phù hợp với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi cũng như kinh nghiệm sống của HS. Đối với bậc THCS, THPT cần tổ chức nghiên cứu kỹ hơn việc đưa một số nội dung có nhiều ứng dụng thực tế vào chương trình các môn học, ví dụ như kiến thức về thống kê vào chương trình môn Toán, kiến thức về văn bản và tạo lập văn bản vào chương trình môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, trong một số môn học, sự phân bố thời lượng cho các nội dung chưa thật hợp lý, ít thời gian luyện tập và ôn tập; Sự phối hợp liên thông giữa các môn học (ví dụ như các môn khoa học tự nhiên) chưa thật nhịp nhàng nên môn học này chưa kế thừa các nội dung của môn kia.
Về sách giáo khoa, so sánh với thời kỳ trước, SGK mới của bậc tiểu học đã đạt được một số tiến bộ, những nhược điểm trong các SGK cũ đã được khắc phục một bước. Hình thức đẹp và hấp dẫn hơn.
Về mặt nội dung, SGK được đánh giá là phù hợp với chương trình, cung cấp những kiến thức cơ bản, cập nhật, có hệ thống.
Chương trình phổ thông hiện đã phong phú hơn, bám sát được chương trình và toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. So với chương trình cũ, chương trình hiện nay đã giảm bớt tính lý thuyết, chú trọng phát triển thực hành, thí nghiệm thực tế.
Để chương trình và sách giáo khoa phổ thông góp phần đáp ứng được các yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sớm đạt được trình độ phát triển chung của chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông trong khu vực và trên thế giới, chúng ta phải tập trung vào các công tác xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu loại hình; có chất lượng ngày càng cao về đạo đức, lòng yêu nghề, năng lực sư phạm. Xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường phổ thông tương ứng với yêu cầu của chương trình mới, tập trung vào xây dựng đủ số phòng học và đảm bảo đủ các thiết bị các thiết bị dạy học tối thiểu cho từng cấp học. Tăng thời lượng dạy học và hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông, thay đổi biên chế năm học để phân phối hợp lý thời lượng nghỉ trong quá trình học tập, góp phần giảm dần sự căng thẳng không cần thiết trong dạy học ở các cấp học. Cung cấp đầy đủ nguồn tài chính cần có phục vụ tốt đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Có sự thống nhất chủ trương, chính sách hổ trợ công cuộc đổi mới giáo dục từ Trung Ương đến địa phương.

Sau 8 năm thực hiện "chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông " chúng ta nhận thấy :
Về nội dung, sách giáo khoa và chương trình đảm bảo kiến thức cơ bản, tinh giản và cập nhật với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế-xã hội, tiến kịp với trình độ phát triển của chương trình giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Chương trình và sách giáo khoa được soạn thảo với hướng đẩy mạnh đổi mới phương pháp giáo dục giúp học sinh biết cách tự học, phát hiện, sáng tạo và chủ động giải quyết vấn đề và tăng cường việc vận dụng thực hành.
Thời lượng dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông sẽ được tăng cường, thời lượng nghỉ trong quá trình học tập sẽ được phân phối lại, tăng các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt tập thể góp phần giảm sự căng thẳng không cần thiết ở các cấp học.
Để phổ cập mặt bằng dân trí trong cả nước ở bậc học trung học cơ sở, ngành giáo dực đã đưa ra một số giải pháp như đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy học để mở rộng và hoàn thiện mạng lưới trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kinh tế tổng hợp - hướng nghiệp , trong đó đặc biệt ưu tiên xây dựng ở các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; đồng thời xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên làm công tác phổ cập, giáo viên vùng xâu, vùng xa, giáo viên miền núi …; củng cố và nâng cấp có sở vật chất , thiết bị dạy học cho các trường sư phạm; hỗ trợ vật chất và tinh thần cho học sinh nghèo theo học các lớp chính quy và bổ túc trung học cơ sở; Vận động các em đã tốt nghiệp tiểu học nhưng không có điều kiện và học sinh đang học bậc học trung học cơ sở chính qui phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn đi học theo phương thức giáo dục không chính qui.

Tuy nhiên, chương trình một số môn còn tương đối nặng với phần đông học sinh như: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh học, Vật lý... đặc biệt với học sinh vùng khó khăn. Một số nội dung của các môn học còn nhiều thứ vô bổ, nhấn mạnh quá một số điểm không cần thiết, trong khi đó lại xem nhẹ một số sự kiện. Một số môn có sự trùng lặp kiến thức như Đạo đức và Tiếng Việt, Công nghệ và Sinh học... Chương trình còn quá cứng nhắc, không có hướng mở để phát huy sự sáng tạo trong việc dạy và học. chương trình còn nhiều điểm bất hợp lý, nên phải xem xét lại SGK.
Một số thuật ngữ trong SGK khó, trừu tượng. Cách trình bày còn rườm rà, chưa hợp lý. Một số phần trong sách còn thiếu cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Một số nội dung đưa vào SGK vượt quá quy định chuẩn khiến SGK quá tải, yêu cầu ghi nhớ máy móc nên chưa phù hợp với phần đông học sinh. Dung lượng một số bài dài và khó khiến giáo viên thường bị “cháy” giáo án. Khi viết SGK, nhiều tác giả chưa thực sự chú ý đến vùng miền, trình độ nhận thức của học sinh ở mỗi nơi nên một số cuốn quá khó với học sinh nông thôn và miền núi.
Mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của các chương trình và SGK chưa phù hợp với khả năng học tập của HS; HS có khả năng thực hiện các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng qui định trong chương trình, nhưng không đủ thời gian để thực hiện những yêu cầu này (quá tải về thời gian học tập).
Có sự chênh lệch về điểm trung bình theo vùng dân trí, theo dân tộc; Có sự không phù hợp giữa tốc độ tăng dần mức độ khó của chương trình và SGK với tốc độ tăng trưởng về khả năng học tập của HS từ lớp dưới lên lớp trên; Có sự chênh lệch lớn giữa kết quả của HS vùng thành phố với vùng nông thôn và miền núi, của HS dân tộc Kinh với HS các dân tộc khác.
Để chương trình khoa học hơn, về cấp Tiểu học, nhiều ý kiến cho rằng không nên đòi hỏi các em học quá nhiều môn như quy định của chương trình mà chỉ nên tập trung cho môn Tiếng Việt và Toán. Các môn còn lại nên gộp lại thành một số môn. Ở cấp THCS và THPT còn có nhiều môn như Công nghệ quá nhiều tiết trong khi đó môn Vật lý lại ít hơn. Việc quy định đến về thời lượng giảng dạy khiến nhiều nơi quá tải và phải học cả thứ bảy và chủ nhật.
Trong các mức độ nhận thức của HS thì mức độ vận dụng luôn là mức độ có kết quả kém nhất so với các mức độ nhận biết và thông hiểu. Trong khi điểm trung bình ở các mức độ nhận biết và thông hiểu ở các môn đều vượt xa điểm chuẩn thì điểm trung bình ở mức độ vận dụng chỉ bằng hoặc dưới điểm chuẩn.
Khả năng thực hiện chương trình đổi mới, việc giảng dạy theo phân phối chương trình và sách giáo khoa chuẩn của giáo viên còn gặp khó khăn.

Bản thân có một số ý kiến đề nghị :

Bộ nên rà soát để phát hiện thêm những sai sót và kiên quyết sửa những sai sót đã được phát hiện, kịp thời phục vụ cho các năm học kế tiếp. Bộ GD&ĐT nên đổi mới công tác dạy, đồng thời điều chỉnh ngay kế hoạch giáo dục cho phù hợp với từng vùng miền.
Bộ nên chỉnh sửa có thể bằng cách đính chính miễn phí hoặc tái bản có sửa chữa kịp thời và thông báo rộng rải trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người sử dụng được biết. Về về lâu dài, phải rà soát lại sai sót một cách cẩn thận để viết lại nhằm ổn định CT&SGK trong nhiều năm tới. Đồng thời, Bộ cũng nên tính đến cả SGK cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Câu hỏi : Tư duy giáo dục, triết lý giáo dục :
Tư duy GD
- GD đang lâm vào tình trạng khó khăn lúng túng, còn nhiều bức xúc, trước hết là vấn đề hướng đi và cách làm GD  có TD GD mới, đổi mới GD có tính cách mạng
Từ 1945 đến nay có 1 số kiểu TDGD như sau : TD kiểu “thời chiến”, TD kiểu bao cấp; TD khoa học ( TD lý luận)
- có TDGD  có Triết lý GD ( Triết lý phát triển và triết lý không Ptriển GD)
- Trlý ptriển : “Non sông VN có trở nên… học tập của các em”. Tr lý không PT : “Tiên học lễ hậu học văn”
- Khi giành được độc lập ( NN VN dân chủ cộng hoà) chuyển từ nền GD PK  GD c/m ta có kiểu tư duy GD của dân, do, vì dân ( nền GD C/m). tư duy gđoạn này là TD độc lập sáng tạo được sản sinh từ ý tưởng không có gì quí hơn độc lập tự do. Tư duy gđ này là TD C/m, TD tiếp cận cuộc sống đang bừng tỉnh.
- Năm 1950, tiến hành CCGD lần thứ nhất trong bối cảnh Kchiến chống Pháp. GD thực hiện 9 năm. TD GD thời điểm này là TD “Thời chiến” rút ngắn thời gian ĐT nhưng vẫn đảm bảo CL để PVụ nhiệm vụ chính trị là kháng chiến
- Năm 1956 CCGD lần 2 , miền Bắc hoà bình lập lại, M nam còn CTranh. Mbắc thực hiện GD PT 10 năm, có nội dung GD toàn diện là Đức , trí, thể mỹ. Co Pchâm GD là “ LH LL với Ttiễn, gắn nhà trường với đời sống XH, GD đạt trình độ mới “ Dạy tốt - học tốt” điển hình là trường Bắc Lý. Gđoạn này thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải Tđua Dạy tốt, học tốt” (1968). GD đáp ứng được yêu cầu Xây dựng CNXH ở MBắc và giải phóng miền Nam. đây là kiểu TD “ Thời chiến”. GD MBắc đạt được nhiều thành tựu và được coi là Bông hoa trong vườn hoa XHCN.
- Năm 1981 CCGD lần thứ ba những mục tiêu chính của cuộc CCGD lần này là :
+ Làm tốt việc CS thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành;
+Thực hiện PCGD toàn dân;
+Đào tạo BD với qui mô ngày càng lớn đội ngũ LĐ có PCCTrị và ĐĐCM, có TĐKHKT.
những định hướng trên do chưa được cụ thể hoá bằng những GP cơ bản cụ thể có tính khả thi nên Vừ làm vừa điều chỉnh suốt 20 năm qua ( từ 1981  2000), Nguyên nhân là thiếu TD bài bản, TD chủ đạo trong GĐ này là TD bao cấp, TD duy ý trí, còn thiếu chủ thể chưa có Tổng chỉ huy ( VD sát nhập cấi với cấp 2= THCS, giảm tải nội dung học tập của HS THCS năm 2000..)
- Năm học 2002 – 2003 thực hiện Đổi mới GDPT cũng gặp khó khăn tương tự như trên. TD giai đoạn này là TD dự án đây là kiểu TD hiện đại nhưng áp dụng vào VN lại không đúng, có dạng : Tiền + Quyền + cơ chế DA = Quyết sách GD.
Cách làm này đã làm cho GD không còn là 1 chỉnh thể thống nhất mà bị chi phối bởi những DA độc lập với nhau…Các DA GD làm việc theo cơ chế khép kín, độc quyền và làm vô hiệu hóa hiệu lực QLNN về GD VD DA CT tiểu học năm 2000, DA GV TH , DA CT- SGK THCS, DA GVTHCS, DA phân ban …
- Thực tiễn GĐ hiện nay và CNH, HĐH đòi hỏi phải đổi mới TDGD.
• Đổi mới TD GD là gì ? Là qúa trình nhận thức bản chất, QL vận động và PT của GD.
+ Đổi mới TDGD nhằm : XD hệ thống LL GD của VN; Xây dựng hệ thống GP lành mạnh và PT GD VN ngang tầm thời đại; hoạch định bước đi cho GDVN.
+ Chủ thể đổi mới TD : Đối với Bộ GD phải đưa ra hệ thống LL ( luật GD, các VB pháp qui khác ..), HT giải pháp, đối với cấp trường cần có những nhận thức đúng về GD từ chủ trưong đến q điểm, CT-SGK và các hoạt động dạy học cụ thể….
TD GD phải đưa ra được triết lý GD.
- Đổi mới TD GD không có nghĩ là làm khác trước mà đó là QT tiếp cận chân lý và là QT làm cho hoạt động của GD phù hợp với qui luật.

• TRIẾT LÝ GD
- Triết lý GD của ta có từ hồi thành lập nước ( Thể hiện trong QĐ, đường lối của Đảng, tư tưởng của Bác Hồ) nhưng những người làm GD chưa ý thức đầy đủ vì vậy GDVN vẫn thiếu triết lý GD PT.
- Triết lý GD bao gồm 3 vấn đề:
+ Nền GD vì mọi người, của mọi người, cho mỗi người;
+Nhà trường đem lại hạnh phúc đi học cho trẻ em, tạo ĐK thuận lợi cho mọi người đề có thể học tập
+ Học để PT, hoàn thiện nhân cách và sống tốt đẹp hơn
Tuy nhiên những điều này có thể trở thành TLý hay không còn phụ thuộc vào chủ thể làm GD, Hiện nay chấn hưng GD, hiện đại GD là mệnh lệnh của cuộc sống
Trong GĐ này Đảng chủ trương PTGD theo hướng : chuẩn hóa, Hiện đại hóa , xã hội hóa đây là Kim chỉ nam cho GD trong thời kỳ CNH, HĐH

Câu hỏi : Định hướng của Đảng – Nhà nước về chuần hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.
Năm học mới 2004–2005, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh như vậy trong bài phát biểu tại lễ khai giảng - "Sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN yêu quý của chúng ta, với việc đặt giáo dục là gốc cho đại kế trăm năm, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đòi hỏi chúng ta phải có nhiều cố gắng lớn lao hơn nữa, những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa. Giáo dục phải không ngừng phát triển theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá để đủ sức gánh vác nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước".
Ngày 15/4, Bộ Chính trị ban hành kết luận về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Theo đó, ngành giáo dục cần sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, không duy trì các trường ĐH, CĐ có chất lượng kém...
Bộ Chính trị nhận định, giáo dục và đào tạo chưa thật sự là quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền; quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác; định hướng liên kết đào tạo với nước ngoài để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, dân tộc, xã hội chủ nghĩa còn nhiều lúng túng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; một số ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục, làm hạn chế khả năng thu hút các nguồn lực để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo...

Các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện tốt để phát triển giáo dục đến năm 2020 bao gồm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Cần coi trọng cả ba mặt dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng.
Phát triển năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới. Bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phát triển quy mô hợp lý cả giáo dục đại trà và mũi nhọn, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời; rà soát và bổ sung cơ chế, chính sách, tổ chức phát hiện, bồi dưỡng nhân tài ngay từ bậc học phổ thông. Tăng nhanh quy mô đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới.
Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo. Đổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lực thực tế.
Chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng, cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu vào của sinh viên; không duy trì các trường đào tạo có chất lượng kém. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục.
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp và nội dung đào tạo của các trường và khoa sư phạm; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học; chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả. Đổi mới, hiện đại hóa chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều.
Tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải; đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo dục.
Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục. Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Đặc biệt chú ý đến con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cư.
Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế càng cần phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới. Mở rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước.
Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng Chính phủ xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 và hoàn chỉnh Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Câu hỏi :Điều bức xúc của xã hội về giáo dục:
Không ai có thể phủ nhận, với việc tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục (CCGD) (1950, 1956 và 1979), ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) như một kiến trúc sư năng nổ đã thiết kế và xây dựng cho đất nước một hệ thống GD và ĐT đa dạng, khá hoàn chỉnh, từ mầm non đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, thỏa mãn nhu cầu học của mọi tầng lớp nhân dân. Với hơn 18 triệu học sinh, sinh viên trong số hơn 86 triệu dân, không ai có thể phủ nhận những thành tựu nổi bật của ngành trong lĩnh vực nâng cao dân trí mọi cộng đồng dân tộc trên đất nước ta, tạo nguồn đào tạo nhân tài, góp phần tích cực đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ anh dũng chiến đấu và kiên cường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiến hành công cuộc đổi mới.
Tuy nhiên, thực tiễn phát triển GD và ĐT đang đặt ra một số vấn đề bức xúc, xin tạm nêu lên mấy điểm sau đây: Vấn đề chất lượng thiết bị trường học, đời sống giáo viên, công tác quản lý trướng học, chương trình sách giáo khoa, hai trong một...v.v.....
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục triệt để. Đó là, thiết bị được cấp không đồng bộ, không đúng với bộ mẫu khi đấu thầu, chất lượng kém. Một số hạng mục rất cần như hóa chất thí quá ít, xin tự bỏ tiền mua lẻ cũng quá khó. Trong lúc đó, một số thiết bị cung ứng không đúng vùng miền, gây lãng phí, thậm chí xa xỉ đối với nhiều ngôi trường.
Có những thiết bị gây phản cảm trong giờ dạy như nhiệt kế bách phân đo nước đang sôi chỉ 80 độ; quả bóng đá nổ tan khi đang bơm; dạy bài đồ đá cũ, thầy thị phạm bằng chiếc rìu nhựa mỏng manh, băng lồng tiếng người lớn đàn ông để biểu thị hai học sinh nam nữ THCS đang đối thoại, v.v…
Rõ ràng công tác đấu thầu chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng thiết bị mà chỉ quan tâm đến giá cả, đơn vị sản xuất không làm đúng bộ mẫu khi đấu thầu.
Một số đơn vị có năng lực sản xuất TBDH có chất lượng như Cty Thiết bị Giáo dục Trung ương 1 thì không trúng thầu, hoặc trúng thầu với số lượng ít, trong khi một số đơn vị còn yếu về năng lực sản xuất thiết bị lại trúng thầu với số lượng lớn mà chất lượng yếu.
Sau khi trúng thầu, họ mới sản xuất hoặc thu gom hàng trôi nổi trên thị trường nên cung ứng chậm. Có năm chỉ còn hai tháng nữa là kết thúc năm học, thiết bị mới về đến trường.
Vẫn nặng tâm lý “Có còn hơn không”
Cũng có những đơn vị cơ sở từ chối nhận thiết bị khi phát hiện chất lượng kém nhưng, nói chung, không được đổi, bảo hành.
Nhìn chung khuyết điểm ở cơ sở là nặng tâm lý của cho được sao nhận vậy, có hơn không mà chưa nhận thức đúng rằng tiền của nhà nước cấp cho mình bằng hàng hóa đặc biệt, giao cho mình kiểm định chất lượng như một khách hàng đi mua sắm.
Nếu ở đâu cũng nhận thức sai như thế thì hàng nghìn tỷ đầu tư cho biết bị cả nước là một thất thoát, lãng phí lớn. Sự không đồng bộ biểu hiện giữa thiết bị với thiết bị, giữa thiết bị với cơ sở vật chất nhà trường, giữa thiết bị với con người, tức cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị.
Phần lớn phòng chức năng không đúng chuẩn, nhất là diện tích phòng học bộ môn không đủ từ 1,85m2/học sinh THCS, nên học sinh có thể va chạm nhau khi thí nghiệm hóa học. Thiết nghĩ đó là những vấn đề không nhỏ rất cần quan tâm ngay.
Nhiều đơn vị đề nghị, cấp tiền mua sắm cho cơ sở, còn cấp trên giám sát, thanh tra, kiểm toán việc mua sắm. Có như thế, hàng sẽ có chất lượng, đồng bộ. Nhất là những mặt hàng thông dụng của bộ môn thể dục, thể thao, một số dụng cụ đo điện, thậm chí que tính lớp 1, chẳng phải cung ứng từ nước ngoài về mới có. Có những thiết bị chỉ cần phát động tự làm, không cần mua.
Cơ sở vật chất phục vụ thiết bị cần kiên cố hóa, chuẩn hóa, tránh tình trạng có trường thiết bị tương đối nhiều nhưng phòng chức năng còn là nhà tạm, hễ báo thời tiết xấu là thầy trò giăng bạt cấp cứu.
Đời sống giáo viên
Kết quả cuộc khảo sát cho biết tổng thu nhập bình quân từ nhà trường của một giáo viên (bao gồm lương chính, phụ cấp và thù lao dạy tăng tiết, phụ đạo...) khoảng từ 1,8-2 triệu đồng/tháng ở An Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh, 2,2 triệu ở Daklak, còn ở TPHCM thì khoảng 2,48 triệu (xem bảng 1).
So với mức sống trung bình ở địa phương, số giáo viên có mức thu nhập từ nhà trường thấp hơn mức này chiếm tỷ lệ khoảng 15% ở Trà Vinh, 25% ở Vĩnh Long, 40% ở An Giang, 39% ở Daklak, và 39% ở TPHCM.
Số giáo viên có thu nhập từ nhà trường chỉ đáp ứng được dưới một nửa chi tiêu ở gia đình mình chiếm 31% ở Trà Vinh, 9% ở Vĩnh Long, 42% ở An Giang, 50% ở Daklak, và lên tới 63% ở TPHCM.
Chính vì đồng lương từ nhà trường không đủ sống nên không ít người đã phải dạy thêm và làm thêm việc khác để có thêm thu nhập. Trong mẫu điều tra, có 30% giáo viên có dạy thêm và làm thêm (trong đó 13% dạy thêm và 18% làm thêm việc khác). Tỷ lệ này cao hơn hết tại TPHCM (52% có dạy thêm và làm thêm). Tỷ lệ dạy thêm ở TPHCM cũng cao nhất so với các tỉnh trong mẫu điều tra: 44% ở giáo viên cấp tiểu học, 27% cấp trung học cơ sở, và 34% cấp trung học phổ thông có dạy thêm ở nhà hoặc tại nơi khác (chưa kể số giáo viên dạy thêm ngay tại trường của mình).
Hầu hết việc làm thêm đều là những việc không liên quan chút gì với nghề giáo: làm ruộng, trồng mía, trồng hoa màu, nuôi gà, nuôi heo, thợ may, bán bánh mì, phụ bán tạp hóa, bán hàng ở chợ, phụ bán cơm buổi sáng, chạy xe, đánh máy, photocopy, chụp hình, làm nhạc công ở quán cà phê, làm thêm ở nhà hàng vào buổi tối, dạy võ, vẽ tranh, sửa đồ điện gia dụng...
Mặc dù giáo viên cố gắng bươn chải để có thêm thu nhập ngoài nhà trường, nhưng tổng thu nhập hàng tháng của họ cũng không nhiều nhặn gì. Được hỏi rằng “tổng thu nhập từ tất cả các khoản của thầy/cô hiện nay có đủ cho các chi tiêu trong cuộc sống gia đình của thầy/cô?”, 52% giáo viên trong mẫu điều tra trả lời là “thiếu thốn”, 42% nói là “vừa đủ”, và chỉ có 2% nói là “có dư để tích lũy”.
Có đến hai phần ba giáo viên trong mẫu điều tra (66%) trả lời là có đi vay mượn trong năm qua. Tỷ lệ vay mượn này ở các tỉnh lên tới khoảng ba phần tư giáo viên, riêng ở TPHCM cũng lên tới 44%.
Chỉ có 4-5% giáo viên ở Trà Vinh và Vĩnh Long có Internet ở nhà, con số này là 8% ở An Giang, 12% ở Daklak, 42% ở TPHCM. Số giáo viên đọc báo hàng ngày chiếm 30-36% ở Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, và 77% ở TPHCM.
Trả lời câu hỏi về những nguyện vọng và tâm tư bức xúc nhất, hai phần ba giáo viên trong mẫu điều tra (66%) nêu kiến nghị rằng cần nhanh chóng cải tổ chế độ tiền lương - đây là ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyện vọng mà họ nêu ra.
Theo kết quả cuộc khảo sát, nguyện vọng của giáo viên về một mức tiền lương "đủ để lo cho gia đình" tính bình quân trong mẫu điều tra là 3,81 triệu đồng một tháng, cụ thể ở từng tỉnh thành như sau:
Trà Vinh: 3,32; Vĩnh Long: 3,22; An Giang: 3,33; Daklak: 3,99; TPHCM: 5,20 (Đvt: triệu đồng/tháng)
Gần ba phần tư giáo viên trong mẫu điều tra (73%) nói rằng nếu đạt được mức lương kỳ vọng này, có thể loại bỏ được hiện tượng dạy thêm để tăng thu nhập, chỉ có 12% nói là không thể.
Như vậy, tổng thu nhập của giáo viên từ nhà trường là không đủ sống hay chỉ đạt mức tối thiểu đối với khá đông giáo viên.
Hệ thống thang bậc lương chính thức của giáo viên không mang tính công bằng, và không mang tính chất kích thích hay khuyến khích nâng cao trình độ (xem bảng 2), mặc dù theo quy chế thì vẫn có thể tăng bậc lương 3-4 năm một lần, và mặc dù đã được hưởng một số khoản phụ cấp.
Kết quả khảo sát cho biết chỉ có 45% giáo viên trong mẫu điều tra cho là mức thu nhập của mình từ nhà trường “tương xứng” với công sức mà mình đã bỏ ra, 49% cho là “không tương xứng”. Tỷ lệ trả lời “không tương xứng” ở TPHCM lên tới 72%, ở Daklak 51%, An Giang 49%, Vĩnh Long 45%, và Trà Vinh 28%.
Xét về mặt nghề nghiệp chuyên môn, tình trạng buộc phải đi dạy thêm, đi làm thêm quả thực là một sự lãng phí xã hội ghê gớm, không phải chỉ lãng phí đối với năng lượng của người giáo viên, mà quan trọng hơn là sự lãng phí lớn lao đối với hiệu quả đáng lý có thể có của ngành giáo dục. Vì còn phải lo chạy vạy cho nồi cơm của gia đình từ những nguồn thu khác ngoài nhà trường, nên không ít giáo viên không còn đâu tâm sức và thời gian tập trung cho lao động chuyên môn của mình và học sinh của mình nữa.
Năm 2009 song tựu trung lại là do mức sống của GVMN hiện nay là quá thấp. Lương tháng của GVMN chỉ khoảng 1-1,5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong tình hình “bão giá” hiện nay. Thêm vào đó, công việc hàng ngày khá căng thẳng, một GVMN hiện phải đảm đương hơn 20 trẻ và phải làm việc 10-12 tiếng/ngày. Thiếu GVMN nên các cô giáo phải làm việc quá tải. Nghĩa là, lương thấp thì cô khổ, cháu cũng khổ!
Th.s Thanh cũng cho biết thêm, bỏ việc như thế là quá ít, trong điều kiện làm việc như vậy thì chỉ những giáo viên nào thực sự yêu nghề, yêu trẻ mới trụ lại được. Cũng do lương thấp nên một số giáo viên đã chuyển qua các trường quốc tế.
Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 23/5, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND TPHCM nhận định rằng dân số TP ngày càng tăng và nhu cầu gửi trẻ hiện nay là rất cao mà số giáo viên lại quá ít, tình trạng GVMN luôn phải làm việc quá tải là có thực. Bà Hà cho biết, sau khi nhận được báo cáo chính thức của Sở GD-ĐT TP, bà sẽ đi khảo sát thực tế tại các trường mầm non và sẽ có kiến nghị với UBND TP.
Xét về mặt luân lý xã hội, tình cảnh éo le mang tính chất vừa trói buộc vừa luẩn quẩn này là điều kiện và nguyên nhân dẫn tới nhiều hệ quả đáng buồn mà công luận than phiền lâu nay: nào là ép học thêm, không công bằng khi cho điểm những học sinh không học thêm, nào là nạn “phong bì”, quà cáp lễ tết, cùng đủ mọi dạng tiêu cực từ nhẹ tới nghiêm trọng như mua bằng bán điểm...
Chính tính bất hợp lý trong chế độ tiền lương nói riêng, và chính sách tài chính trong giáo dục nói chung, đã dẫn đến những hệ quả xáo trộn trong đời sống nhà giáo (phải vất vả dạy thêm, làm thêm...), những sự đảo lộn trong mối quan hệ giữa nhà giáo với học sinh, với phụ huynh, cũng như những rối rắm trong việc thu đủ mọi khoản lắt nhắt từ phụ huynh.
Vấn đề đặt ra hoàn toàn không phải là cần có chính sách “ưu tiên” hay “đặc ân” gì với nhà giáo, mà trước hết đây là vấn đề khôi phục sự công bằng đối với lao động của họ. Chỉ khi có chính sách lương bổng thỏa đáng, xứng đáng và mang tính động viên, thì lúc ấy mới có thể nói tới khả năng thu hút những người giỏi vào ngành giáo chức. Có thầy cô giỏi thì mới có học sinh giỏi.
Kinh nghiệm ở những nước như Đức, Nhật Bản hay Hàn Quốc là chính nhờ nhà nước thực sự tôn trọng ngành giáo dục và trả lương cao cho giáo viên (cao hơn cả những người làm việc cho các đại công ty) ngay từ những thời kỳ suy tàn và đói khổ sau năm 1945, mà họ mới có được những vốn liếng học vấn cũng như một tiềm lực xã hội để phát triển kinh tế mạnh mẽ sau này. Cần quan niệm rằng trả lương cho nhà giáo thực ra chính là đầu tư cho tiền đồ của đất nước.
Công tác quản lý giáo dục:
Tự chù về tài chánh.
Tự chủ về nhân sự.
Quy chế công khai dân chủ.
Hai trong một:
Về thực trạng chất lượng học sinh:
- Nhìn tổng quát ta thấy chất lượng giáo dục toàn diện còn nhiều hạn chế, kiến thức văn hoá của học sinh chưa toàn diện. Quá trình học sinh học lệch học tủ bắt đầu từ thành thị lan đến nông thôn....
- Các kỹ năng lao động phổ thông cơ bản nhất của học sinh nhìn chung yếu.
- Về đạo đức, phần đông học sinh chưa có nền tảng đạo đức vững chắc, nhất là học sinh ở các vùng nông thôn, dễ bị bạn bè xấu lôi kéo dẫn đến hư hỏng về đạo đức, ảnh hưởng xấu đến học tập các môn văn hoá.
- Học nghề ở các trường phổ thông hiện nay nặng về hình thức, điểm học nghề không phản ánh đúng chất lượng thực tế.
- Vấn đề giáo dục thể chất, thẩm mỹ cũng còn nhiều hạn chế…
Có nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung có mấy nguyên nhân chủ yếu sau: Học sinh các trường THCN, TH nghề, và công nhân kỹ thuật hiện nay sau khi ra trường phần đông không có việc làm, xin việc trong các doanh nghiệp rất khó khăn. Lao động của thành phần này nhìn chung nặng nhọc vất vả, lương bổng thấp. Từ đó hình thành tâm lý phổ biến hiện nay của học sinh và phụ huynh là bằng mọi giá phải vào được đại học để cuộc sống sau này được bảo đảm. Từ tâm lý đó học sinh, phụ huynh, dồn tâm sức, thời gian vào việc học các môn thi đại học (lối học thực dụng). Các môn không thi đại học bị xem nhẹ. Cá biệt có phụ huynh còn dùng những biện pháp tình cảm, kinh tế… để khắc phục việc xem nhẹ các môn không thi đại học của con mình.
Tâm lý của các phụ huynh và học sinh đã tác động đến các trường phổ thông. Nhà trường lấy chỉ tiêu học sinh đỗ đại học làm thước đo chất lượng dạy học của mình với xã hội. Từ đó các trường tập trung giáo viên, dành thời gian có thể có cho học sinh học sinh học thêm, học sâu vào các môn thi đại học. Ở các lớp có thi học sinh giỏi, cấp huyện, thị, cấp tỉnh, cấp quốc gia vì thành tích của trường có tình trạng học sinh trong các đội tuyển hàng tháng trời chỉ tập trung vào học một hoặc hai môn thi học sinh giỏi. Thậm chí có cả tình trạng hợp lý hoá điểm các môn khác cho những học sinh trong đội tuyển của trường. Như thế nhà trường đã tiếp tay cho việc học lệch, thiếu toàn diện của phụ huynh và học sinh.
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên việc quy định về việc học thêm dạy thêm của các cấp giáo dục, việc quy định về cách tính điểm để xếp loại văn hoá học sinh, môn thi tốt nghiệp và tiêu chuẩn tốt nghiệp cũng ít nhiều ảnh hưởng tạo nên tình trạng học lệch không toàn diện như trên.
Vì tình hình trên, việc Bộ Giáo dục thực hiện chủ trương bỏ kỳ thi tuyển sinh vào đại học, sử dụng kết quả thi tối nghiệp THPT để xét tuyển vào Đại học và cao đẳng là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng toàn diện ở trường phổ thông. Nhưng theo tôi đó mới chỉ là mục đích, mục tiêu.
Chất lượng giáo dục toàn diện có đạt được như mong muốn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, khâu quyết định là việc tổ chức dạy học ở nhà trường phổ thông và việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT của các hội đồng thi, việc tổ chức chấm thi của các hội đồng. Kết quả thi tốt nghiệp hai năm qua đã phản ánh tương đối gần với chất lượng thực nhưng chưa hoàn toàn chính xác.
Bởi vậy nếu thực hiện hai trong một ngay hiện nay là chưa nên vì mấy lý do sau:
- Thứ nhất việc thực hiện "thi thật" hai năm vừa qua chưa có tác dụng gì đến việc hạn chế học lệch ở trường phổ thông.
- Thứ hai chất lượng các kỳ thi tốt nghiệp hiện nay chưa phản ánh đúng chất lượng học tập của các trường phổ thông.

Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện phải làm tốt nhiều khâu: Từ chương trình sách giáo khoa đến việc xử lý kết quả thi của học sinh khi hoàn thành chương trình, trong đó ba khâu "dạy - học - kiểm tra" ở các nhà trường phải đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện; thi tốt nghiệp và chấm thi tốt nghiệp chặt chẽ hơn nữa sao cho chất lượng thi phản ánh đúng chất lượng; tiêu chuẩn tốt nghiệp phải phù hợp với yêu cầu của mục tiêu . Như vậy phải có một lộ trình mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Câu hỏi : Vấn đề nhà giáo trong công cuộc đổi mới giáo dục:
Một trong những yếu tố quyết định chất lượng GD là đội ngũ giáo viên. Nếu nói GD là quốc sách hàng đầu thì các trường sư phạm phải được đầu tư và quan tâm hàng đầu trong các trường ĐH, CĐ. Đội ngũ giáo viên cũng phải được chăm lo hàng đầu về đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội.
Thế nhưng cách làm GD của ta là đổi mới GD phổ thông trong khi chưa đổi mới đào tạo sư phạm. Chất lượng tuyển sinh sư phạm còn vào loại thấp, nhất là ở các trường sư phạm địa phương. Việc thiếu giảng viên ở ĐH như trên đã nói và thiếu giáo viên ngay cả ở những thành phố lớn là điều không thể chấp nhận.
Chương trình đào tạo của các trường sư phạm phải được cải cách. Các trường ĐH sư phạm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế…phải là những trường đứng vào hàng đầu các trường ĐH trong nước.
Mấy vấn đề nêu trên chỉ có ý nghĩa phương pháp luận để thấy rằng đổi mới quản lý GD theo kiểu gì cũng phải tuân theo những quy luật của GD. Nếu cứ đổi mới xoành xoạch, vội vã mà không đúng hướng, không đúng quy luật thì sự đột phá rất có thể trở thành “đục phá”.
Dạy học là một công nghệ mà sản phẩm tối thiểu phải đạt chuẩn.
- Dạy học là một công việc mà giáo viên chủ động tổ chức.
- Chủ động có kiểm soát.
- Chuyển giao được.

Câu hỏi :
Vấn đề cần làm ngay trong giáo dục ở từng cấp học, bậc học.
Trường lớp xập xệ, chất lượng dạy, học tiếp tục chuyển biến chậm, chất xám ngày một “chảy” đi nhiều hơn... Đó là những thách thức lớn mà ngành giáo dục sẽ phải đối mặt trong năm 2008.
“Đánh vật” với bài toán chất lượng
Khai giảng năm học 2005-2006, ngành giáo dục có tuyên bố dành ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Gần 3 năm đã trôi qua, chất lượng dạy và học luôn là một vấn đề được đưa ra bàn thảo nhiều lần nhưng hầu như chưa có hiệu quả gì.
Nguyên nhân của sự dai dẳng này, theo G.S Hoàng Tụy là vì ngành giáo dục thường chỉ lo giải quyết vấn đề một cách chắp vá, tạm thời mà không giải quyết vấn đề cơ bản và gốc rễ, là tập trung cải cách toàn diện cả hệ thống.
Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có chỉ ra rằng trong bối cảnh hiện nay, chất lượng và lương tâm của thầy cô giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.
Ông Nhân khẳng định: “Chúng ta phải suy nghĩ và sáng tạo, lao động và thi đua để chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được nâng cao. Chính vì vậy mà năm học 2007- 2008, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phát động cuộc vận động trong toàn ngành tới năm 2012: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Đây là điều kiện cần thiết, không thể thiếu để nhà giáo chúng ta làm tròn trách nhiệm xã hội vô cùng vinh quang của mình: giáo dục cho các em học sinh từ tuổi thơ ngây trở thành con ngoan, hiếu thảo, công dân tốt, người có ích cho gia đình, dân tộc và nhân loại.
Tuy vậy, niềm hy vọng nâng cao chất lượng dạy và học theo cách này của người đứng đầu ngành giáo dục đã trở nên ngày càng khó khăn hơn bởi ngay sau khi ngành phát động cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, các vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức liên tục gia tăng. Chỉ trong khoảng 2 tháng đã có tới 18 vụ bạo hành học sinh bị phát hiện.
Chất lượng dạy và học chính vì thế tiếp tục là một bài toán nan giải trong năm 2008.
Nguy cơ “chảy máu chất xám” ngày càng lớn
Sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), riêng trong lĩnh vực giáo dục, sự có mặt của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng đã ngày càng nhiều hơn và kéo theo đó là một nguy cơ lớn về chảy máu chất xám.
Giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức giống như Trung Quốc những năm 2005, 2006. Số sinh viên, học sinh Trung Quốc xuất ngoại tăng nhiều, nhưng số người trở về ngày càng ít. Đây cũng là một quốc gia bị chảy máu chất xám ra nước ngoài nghiêm trọng nhất so với bất cứ nước nào khác.
Có hơn 300.000 chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc làm việc trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao ở nước ngoài. Hơn 70% số người đi du học không trở về là một tổn thất lớn cho Trung Quốc.
Theo thống kê của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trong số 1,07 triệu sinh viên du học ở nước ngoài từ năm 1978 chỉ có 275.000 người trở về nước làm việc, chiếm tỉ lệ trên 1/4. Năm 2005 có 118.000 sinh viên Trung Quốc du học ở nước ngoài. Ước tính, năm 2010, con số này sẽ là 200.000 và năm 2020 sẽ là 300.000.
Trước thực trạng này,GS. Hà Huy Khoái, Phó Chủ tịch Hội Toán học có nhận xét rằng: “Hầu như tất cả tài năng trẻ của Việt Nam hiện nay đều trưởng thành nhờ được học tại các đại học nước ngoài và sau khi học, họ tiếp tục ở lại đó làm việc. Đến nỗi, nhiều tờ báo gọi họ là “Việt kiều”, mặc dù từ này có lẽ không thật chính xác.
Thật đáng lo ngại, khi hầu hết học sinh, sinh viên tài năng của Việt Nam nếu muốn trưởng thành về khoa học đều phải trở thành “Việt kiều”. Đây là câu hỏi mà những người hoạch định chính sách cần tìm câu trả lời”.
Trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp
Hiện nay cả nước vẫn còn 170.000 phòng học có nhu cầu để xây dựng, sửa chữa đòi hỏi chi phí hơn 25.000 tỷ đồng. Cùng đó, nhà ở công vụ cho giáo viên ở các vùng núi, vùng khó khăn còn thiếu gần 65.000 căn, trị giá xây dựng là 3.370 tỷ đồng...
Sẽ lấy ở đâu ra gần 30.000 tỷ đồng để trường lớp thoát hoàn toàn khỏi cảnh xập xệ?
Theo bộc bạch của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thì: “Năm 2000, Nhà nước chi cho giáo dục là 18.386 tỷ đồng. Năm 2006, chi cho giáo dục 54.798 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 6 năm, ngân sách cho giáo dục tăng gần gấp 3 lần. Chúng ta không thể đòi hỏi nhà nước chi nhiều hơn nữa cho giáo dục…”
Nguồn của 30.000 tỷ trên có lẽ trông chờ phần nhiều ở việc tăng học phí và quyết liệt thực hiện xã hội hoá. Tuy nhiên, học phí năm 2008 có tăng được hay không và sẽ tăng ở mức độ nào dường như vẫn là câu chuyện quá khó đối với ngành giáo dục. Còn việc thực hiện xã hội hoá thì trong nhiều năm qua phần nhiều chỉ thực hiện theo hình thức tự phát là chính...
Và vì vậy, cũng theo ông Nhân: “Chúng ta sẽ còn phải chịu đựng 10 năm hoặc lâu hơn nữa việc trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp”.



Câu hỏi :

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển bền vững
Giáo dục luôn là sự quan tâm đầu tư của mọi người, mọi gia đình và xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và đã có nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp về giáo dục. Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển theo quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn nhiều bất cập. Sự trăn trở, băn khoăn của xã hội về giáo dục nhiều nhất là việc đầu tư của gia đình và xã hội sao cho hiệu quả.
Quy mô giáo dục nước nhà trong thời kỳ đổi mới đã tăng lên đáng kể, nhờ tăng quy mô giáo dục và đào tạo mà số sinh viên tốt nghiệp tăng lên đã bổ sung một lực lượng lao động có trình độ ngày càng lớn. Ngoài số sinh viên, số thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo cả trong và ngoài nước cũng đã tăng lên. Cơ sở vật chất của nhà trường đã được bổ sung từ ngân sách và sự đóng góp của dân và sự tài trợ, vốn vay các nước từ nguồn vốn ODA. Nhờ được đầu tư, nhiều cơ sở giáo dục, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên được đào tạo cũng đã được cải thiện phần nào. Giáo dục đào tạo đã đã đóng góp đáng kể về đội ngũ cán bộ được đào tạo từ nhà trường trong công cuộc đổi mới đất nước.
Để lựa chọn các giải pháp ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong thời kỳ kinh tế suy thoái cần tập trung vào các mục tiêu sau đây:
- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục mầm non cả từ ngân sách và xã hội, chú trọng dinh dưỡng giúp cho trẻ khoẻ mạnh, vui chơi, và phát triển trí tuệ hồn nhiên ở cả thành thị, nông thôn và miền núi.
- Tập trung ngân sách đầu tư cho mục tiêu phổ cập. Không bỏ rơi một cháu nào bị thất học là trách nhiệm của gia đình, địa phương và Nhà nước. Hướng nghiệp để phân luồng từ giáo dục trung học cơ sở để các em có thể tiếp tục học lên hoặc học nghề đi vào cuộc sống lao động.
- Giáo dục nghề nghiệp từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học cần phải sắp xếp lại về cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu của một nền kinh tế công nghiệp để có một đội ngũ lao động có trình độ công nhân giỏi, kỹ sư giỏi phù hợp với cơ cấu lao động mới theo nhu cầu xã hội.
- Coi trọng và ưu tiên giáo dục cho giáo dục miền núi, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng khó khăn.
- Đầu tư đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cả số lượng và chất lượng, cả chuyên môn và đạo đức vì đây là đội ngũ nòng cốt tác động trực tiếp vào chất lượng giáo dục.
- Hợp tác với các trường danh tiếng trong khu vực và trên thế giới để xây dựng một số trường, một số ngành đào tạo và nghiên cứu phục vụ nền kinh tế nước nhà, có chất lượng tương đương với trình độ quốc tế.
- Có cơ chế, chính sách ưu tiên của Nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường sở, ký túc xá, phòng thí nghiệm trong hệ thống giáo dục, để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý và nâng cao trình độ nghiên cứu, thực hành cho sinh viên.
Muốn trở thành nước công nghiệp thì nước ta phải có một đội ngũ kỹ sư, công nhân có tay nghề giỏi cho những ngành nghề đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và sự phát triển của đất nước. Hệ thống giáo dục nước ta khá phức tạp, một phần do cơ chế cũ để lại, một phần do bổ sung cái mới nhưng chưa hoàn chỉnh nên việc quản lý thiếu nề nếp, thiếu kỷ cương, thời gian đào tạo dài mà hiệu quả thấp. Nội dung, chương trình giáo dục chồng chéo, thiếu tính ổn định, thiếu tính kế thừa giữa các cấp học. Ngoại ngữ là một yêu cầu của người học và là yêu cầu của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý trong thời kỳ hội nhập. Tiếng Anh là một nhu cầu lớn hiện nay, đây là một nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo nêu cần đầu tư cho người học có một ngoại ngữ đến nơi đến chốn. Ngoại ngữ của những nước gần nước ta như tiếng Trung Quốc, tiếng Lào, tiếng Cam phu chia, tiếng Hàn, tiếng Nhật… đều cần và cũng phải có các chuyên gia giỏi về các ngoại ngữ riêng biệt này đối với một số ngành nghề thích ứng.
Một số giải pháp cấp bách cần lựa chọn đầu tư:
1. Đầu tư điều chỉnh cơ cấu đào tạo và đào tạo theo nhu cầu xã hội
Cơ cấu đào tạo chưa theo kịp với yêu cầu xã hội, yêu cầu phát triển kinh tế ở nước ta đang là một vấn đề cần đặt ra trong giáo dục hiện nay. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, thiếu việc làm, các nước thường thu hút người lao động, thanh niên vào học các ngành nghề mới hoặc đào tạo lại ở trình độ cao. Ở nước ta trong giai đoạn này việc đào tạo theo nhu cầu xã hội cần quan tâm đào tạo lại nguồn nhân lực đã được đào tạo mà nguồn đầu tư phải từ doanh nghiệp sa thải công nhân, bảo hiểm, ngân sách và người lao động để chuẩn bị cho đội ngũ lao động khi nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Chương trình, nội dung đào tạo cũng phải mạnh dạn thay đổi, lấy mục tiêu hiệu quả và chất lượng để phấn đấu ở mọi cơ sở đào tạo. Chương trình đào tạo phải gọn, nội dung phải thiết thực, cần giảm lý thuyết, trùng lắp và tăng thời lượng thực hành cho sinh viên ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, kể cả thạc sĩ, tiến sĩ. Phần lớn các nước sinh viên sau khi tốt nghiệp khoảng 3, 4 năm đều quay lại trường để bổ sung và nâng cao kiến thức nghề nghệp mới, phục vụ nhu cầu công việc cho người lao động. Chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội cần có chính sách đào tạo lại sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trang bị lại, trang bị thêm kiến thức mới, công nghệ mới cho người lao động giống như việc tu dưỡng, sửa chữa máy móc sau một thời gian sử dụng.
2. Đầu tư xây dựng các trường danh tiếng, chất lượng cao
Nước ta rất cần có một số trường, một số ngành đại học mũi nhọn, có danh tiếng để thu hút học sinh giỏi trong nước và sinh viên nước ngoài đến học. Để xây dựng một trường, một ngành đào tạo có danh tiếng thì việc đầu tiên là đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi có năng lực Để có một giáo viên giỏi là cả một quá trình đầu tư của bản thân, gia đình và xã hội. Cần tập trung đầu tư để có đội ngũ giáo viên trẻ thay thế đội ngũ giáo viên cũ.
3. Đầu tư xây dựng các cơ sở trường đại học nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu là hướng đi đúng và cần làm. Trước mắt và lâu dài, các trường đại học quốc gia (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, đại học kinh tế quốc dân, kinh tế Hồ Chí Minh, Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, phải là những trường trụ cột, đứng đầu tập hợp các trường đại học cùng khối ngành và hợp tác với hai viện nghiên cứu quốc gia về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội có sự hỗ trợ của các trường, viện trong khu vực và quốc tế để nghiên cứu, chuyển giao những vấn đề khoa học cơ bản phục vụ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trước mắt và trong tương lai. Đầu tư và tạo cơ chế cho các trường đại học kể trên có được những công trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng cùng với hệ thống các trường đại học trong cả nước đào tạo được một đội ngũ các nhà khoa học trẻ cho đất nước cũng là một kết quả đáng ghi nhận, theo mục tiêu của Đảng đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp.
4. Đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên ,cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng
Đào tạo được một đội ngũ giáo viên giỏi từ mầm non đến đại học là rất công phu và phải có cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đối với những người có tài năng để họ cống hiến suốt đời cho sự nghiệp giáo dục. Muốn đất nước phát triển, cạnh tranh với các nước, chúng ta cần có một lực lượng lao động giỏi, có chuyên môn, ngoại ngữ làm việc tại các tổ chức quốc tế và tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học với các trường, viện trong khu vực và thế giới. Các trường, các ngành danh tiếng không thể thiếu đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học có tiếng tăm thực sự.
5. Đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục trong thời kỳ đổi mới đã được nâng dần qua các năm. Năm 1986 chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục là 6,9%, so với GDP là 1,4%; Năm 2007 chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục là 19%, so với GDP là 6,3%, năm 2008 là 20%, so với GDP là 6,5%. Ngoài ngân sách sự đầu tư do người học và xã hội đóng góp cũng khá lớn.
Tuy vậy, cơ sở vật chất của các trường học trong hệ thống giáo dục của nước ta còn rất thấp so với các nước, nhất là cơ sở vật chất của các trường Đại học, cao đẳng và các trường phổ thông ở vùng sâu, vùng xa. Hầu hết các trường thiếu phòng học, giảng đường, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ và thư viện. Ký túc xá sinh viên thiếu trầm trọng, số ký túc xá cũ được xây dựng từ những năm 1960 đã hư hỏng, số xây dựng mới chưa đáng kể. Quy mô diện tích trường đại học của các nước là rất lớn khoảng vài chục ha, có nơi vài trăm ha, nhưng ở nước ta diện tích của trường đại học chỉ vài ha. Sân vận động là nơi rất cần cho việc giáo dục thể chất, giúp sinh viên rèn luyện sức khỏe, nhưng số trường có sân vận động cũng không phải là lớn. Trong số 369 trường đại học, cao đẳng thì 122 trường không có sân vận động cho sinh viên luyện tập thể dục, thể thao. Quy mô học sinh, sinh viên ngày càng lớn, cơ sở trường đại học, cao đẳng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không được tăng lên tương xứng thì không thể đảm bảo điều kiện học tập có chất lượng, việc thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên đang gặp khó khăn mọi bề.
Đại học của nhiều nước chỉ đào tạo 3, 4 năm, của ta kéo quá dài từ 4 đến 6 năm. Cần nghiên cứu rút ngắn thời gian đào tạo nghề nghiệp, giảm tải lý thuyết, cắt bỏ trùng lắp, tăng thực hành, để người học sớm ra trường có việc làm, đỡ tốn kém. Đất nước nghèo, Nhà nước và nhân dân đã và đang chắt chiu tiền để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường học. Nhưng việc xây dựng trường học ở đâu cũng kéo dài vượt thời gian quy định. Cần tăng cường quản lý, giám sát để việc xây dựng trường học, bệnh viện không bị rút ruột, thất thoát là việc cần phải quan tâm của mọi cấp, mọi ngành.
Trong giai đoạn nền kinh tế đang suy thoái, Nhà nước cần có những cơ chế để Nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo có thể tạo ra tiền để bổ sung xây dựng cơ sở vật chất của mình. Các nước trong giai đoạn đầu phát triển đã khuyến khích các trường năng động trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn để có tiền xây dựng cơ sở vật chất. Tiền nhà trường làm ra, Chính phủ không thu thuế mà để lại cho các trường xây dựng cơ sở vật chất bằng một cơ chế minh bạch, công khai, có sự giám sát của Nhà nước và cán bộ, giáo viên, sinh viên của trường. Các doanh nghiệp, cựu sinh viên được khuyến khích đóng góp vốn xây dựng trường và Nhà nước không tính thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp đối với các khoản tiền hỗ trợ xây dựng cơ sở trường học, bệnh viện. Ký túc xá sinh viên có thể xã hội hóa, tạo cơ chế về đất đai để cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư cho giáo dục. Chúng ta cần có những cơ chế đột phá về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, ký túc xá sinh viên, và phải giám sát để đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng trụ sở.
Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái cần phải điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế và kéo theo là điều chỉnh cơ cấu nguồn lao động được đào tạo. Cần tập hợp mọi trí tuệ và sáng kiến của nhân dân để đầu tư cho giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục- đầu tư cho tương lai


Đầu thế kỉ XXI, nền giáo dục của loài người có những bước tiến lớn với nhiều thành tựu mọi mặt. Hầu hết các quốc gia nhận thức sự cần thiết và cấp bách phải đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư có lãi lớn nhất cho tương lai của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, dòng tộc và mỗi cá nhân.

Muốn hoạch định chính sách đầu tư sâu rộng có hiệu quả cho giáo dục phải có tầm nhìn xa trông rộng. Chính vì vậy, Tổ chức của Liên hợp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (UNESCO) đã chỉ ra vai trò của giáo dục trong thời đại ngày nay, kêu gọi các quốc gia giảm chi phí cho chiến tranh để đầu tư cho giáo dục. Theo ước tính: Cứ ba phút thế giới lại có một phát minh khoa học, cho nên UNESCO khuyến nghị với mọi người về khối lượng tri thức khổng lồ của loài người cần được chuyển giao cho các thế hệ. Điều đó khẳng định rằng: Quốc gia nào không đầu tư cho giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng trong tương lai.
Luật giáo dục 2005 của nước ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (điều 9). Tại điều 13 nhấn mạnh: “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Giáo dục đảm nhận việc dạy người với bốn trọng tâm của “Chiến lược con người” ở thế kỷ XXI: Thứ nhất là: Học tri thức (con người có tri thức chuyên sâu, có trình độ học vấn và trình độ văn hoá cao, có khả năng cống hiến). Thứ hai là: Học cách làm việc (biết tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần có chất lượng cao cho xã hội, sự năng động sáng tạo trong công việc). Thứ ba là: Học cách tồn tại (để có khả năng thích nghi với nhịp điệu của xã hội hiện đại trong môi trường sống rộng mở phức tạp, đa chiều. Nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay). Thứ tư là: Học cách chung sống (có kiến thức về bản sắc riêng của từng dân tộc, am hiểu văn hoá thế giới, đáp ứng xu thế quốc tế toàn cầu hoá. Con người chung sống trong đối thoại hoà bình). Điều đó đặt giáo dục trước những cơ hội vàng, song giáo dục cũng phải chấp nhận những thách thức lớn lao của thời đại. Nếu không được đầu tư đúng mức, khó lòng đạt mục tiêu.
Những ai quan tâm tới giáo dục có thể thấy chỉ trong năm năm cuối thế kỉ XX và năm năm đầu thế kỉ XXI, tất cả các tỉnh, thành phố, vùng miền trên cả nước đã đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục. Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo, có nhiều vùng đặc biệt khó khăn, song đã đầu tư tới 248,4 tỉ VNĐ để xoá phòng học tạm, trong đó có tới 54 tỉ VNĐ là ngân sách địa phương. Tính đến năm 2006 có 89% phòng học được kiên cố hoá và từng bước xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay có 28 trường đạt chuẩn quốc gia trên tổng số 568 trường. Đó là một cố gắng lớn. Quan tâm đến chất lượng đội ngũ, Yên Bái đầu tư kinh phí đào tạo lại và đào tạo nâng chuẩn, ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí và bồi dưỡng học sinh giỏi nên ở tất cả các bậc học, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đạt từ 93% trở lên, góp phần đáp ứng yêu cầu thay sách và đổi mới giáo dục. Tỉnh Hà Tĩnh là một miền quê nghèo nhưng có truyền thống hiếu học, việc đầu tư xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng. Huyện miền núi Hương Khê 100% trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện miền núi Vụ Quang được đầu tư xây dựng TTGDTX hiện đại, tạo điều kiện cho phong trào thi đua “Hai tốt” và xây dựng một xã hội học tập bền vững. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn hơn 98%.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư khoản tiền lớn vài trăm tỉ VNĐ cho cuộc vận động “Hai không” cũng là mạnh dạn đầu tư cho chất lượng “Học thật, thi thật ”trong một tương lai gần. Ai cũng biết Cu-ba là một quốc gia bị bao vây cấm vận, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng chính phủ vẫn đầu tư cao cho giáo dục và y tế. Như vậy, không hẳn là phải chờ giàu có mới đầu tư cho giáo dục.
ở phạm vi gia đình, tế bào của xã hội cũng vậy. Nhiều gia đình nông dân thu nhập không cao hoặc các gia đình công chức bình thường không dư dật về kinh tế nhưng vẫn đầu tư cao cho con, cháu ăn học đến nơi đến chốn. Nhiều dòng họ lập quỹ khuyến học, trợ giúp và khen thưởng con em, không để cháu nào thất học với suy nghĩ thật giản dị: “Học để ấm vào thân”, “Học để làm người”, “Học để lập thân lập nghiệp”.
Là một trong năm quốc gia được đánh giá là có nền kinh tế mới nổi, Việt Nam đang trên đà hội nhập khu vực và quốc tế đầy khởi sắc, thu nhập xã hội đang tăng lên, chúng ta có quyền hi vọng việc đầu tư cho giáo dục sẽ được toàn xã hội quan tâm, tiến tới đạt mục tiêu xây dựng một nền giáo dục “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.

Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, Việt Nam hoan nghênh việc UNESCO đặt giáo dục lên ưu tiên hàng đầu và dành cho lĩnh vực này nguồn kinh phí chiếm 25% tổng ngân sách chung, với các chương trình được đặc biệt quan tâm như Giáo dục cho Mọi người, Thập kỷ Giáo dục vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc (2005-2014), Thập kỷ Xóa Mù chữ của Liên Hợp Quốc (2003-2012) mà Việt Nam đã và đang tích cực tham gia.

giao duc vinh tuy huyen go quao tinh kien giang can co buoc di phu hop

Nang luc chuyen mon va nang luc quan ly cua giao vien

giao duc vinh tuy huyen go quao tinh kien giang can co buoc di phu hop

Theo truyen thong, trinh do nghiep vu cua giao vien duoc giai thich theo mo hinh so sanh, caùc nha nghien cuu da so sanh giang day voi ca nghe phap luat y hoc va giao hoi truyen thong cung nhu voi cac nge moi hon

nghia

english grammar nghia